Các nhà quay phim vẫn luôn cố gắng để tìm ra các thủ thuật chiếu sáng ít tốn công sức nhất. Bạn đã từng nghe qua những thủ thuật chiếu sáng này chưa?
Dàn dựng ánh sáng cho một buổi quay ban đêm là một kỹ năng mà mọi nhà quay phim đều cần phải cải thiện. Từ việc tìm ra cách che những cái bóng đi khi quay phim ở nơi có nhiều mặt kính, cho đến việc duy trì một nền ánh sáng ổn định, đó là cả một thử thách.
Khi xem phim, nếu đạo diễn hình ảnh dàn dựng ánh sáng một cách khéo léo, chúng ta sẽ thường không để ý đến cách ánh sáng tương tác với nhau trong một khu vực nhất định. Nhờ các loại đạo cụ khác nhau, các “nghệ sĩ phim trường” có thể tạo ra ảo ảnh từ các nguồn sáng trong và ngoài khung hình.
Bạn có muốn biết rõ hơn về cách tạo ra những kỹ xảo chiếu sáng tuyệt vời không? Trong video này của Aputure, nhà quay phim Valentina Vee sẽ minh họa cho chúng ta cách cô ấy dàn dựng ánh sáng cho cảnh quay của mình trong một tòa văn phòng. Hãy xem video và rút ra những bài học quý giá cho mình nhé!
Thiết kế và địa điểm sản xuất
Thiết kế sản xuất là điều các nhà quay phim cần để ý đầu tiên. Một số phim trường đã có sẵn các đạo cụ ở đó. Ví dụ, các nhà thiết kế phim trường có thể dùng các đạo cụ có sẵn tại phim trường để làm ra một chiếc bàn văn phòng trông giống như chỗ làm việc của một ông sếp vậy.
Đừng nên quay các cảnh quay với một phông nền trắng trống trải, vì như vậy nhìn sẽ rất nhàm chán. Nếu là một nhà quay phim giỏi, bạn sẽ chú ý kỹ đến thiết kế phim trường và khung hình.
Khi thực hiện một cảnh quay đêm, tốt nhất là hãy bắt đầu dàn dựng ngay từ khi trời chập tối. Hãy tối ưu hóa lịch trình quay tại địa điểm quay và dàn dựng ánh sáng trước khi bắt đầu quay
Dùng ánh sáng thực
Cho dù bạn muốn tận dụng nguồn ánh sáng thực (ánh nắng, ánh trăng) tại nơi quay phim, bạn vẫn cần phải sử dụng đèn quay phim.
Đối với phim trường trong video này, người ta sử dụng đèn Aputure B7c-2000k vì nếu sử dụng các loại đèn chiếu sáng thông thường, có thể sẽ gây ra hiệu ứng nhấp nháy trên màn ảnh và như thế sẽ khó điều chỉnh được cường độ ánh sáng cũng như màu sắc.
Để tạo ra một nguồn sáng nhân tạo (trong video này là tạo ra ánh trăng), Vee đã sử dụng đèn Aputure Nova P300c. Hệ thống đèn dùng trong dàn dựng phân cảnh đều được điều khiển từ xa nên đạo diễn hình ảnh có thể điều chỉnh độ phơi sáng dễ dàng.
Cài đặt camera
Để có được một cảnh quay hoàn hảo không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể sẽ cảm thấy việc bố trí ánh sáng trong khung hình khá là tẻ nhạt, nhưng điều đó lại quan trọng trong việc tạo ra một cảnh quay đẹp đấy. Hãy cứ thiết kế lại cảnh quay đến khi phần ánh sáng được hoàn hảo như bạn mong muốn!
Một thủ thuật khác cần có khi cầm máy quay đó là điều chỉnh cân bằng trắng. Để biết cách thiết lập cân bằng trắng, bạn hãy xem LUT (Lookup Table – Bảng tra cứu) trên màn hình điều khiển và quan sát xem hình ảnh sẽ như thế nào nếu nó được điều chỉnh màu sắc.
Chiếu sáng từ phía trên
Cảnh quay được ghi lại trong video này là góc quay từ phía dưới chiếc bàn trong văn phòng. Như tôi đã đề cập ở phần trước, các giám đốc hình ảnh thường không ủng hộ việc sử dụng ánh sáng cho các mục đích khác ngoài việc quay phim. Hệ thống chiếu sáng từ phía trên trong văn phòng đẩy bóng tối tràn xuống phía dưới, khiến cho mặt của diễn viên bị tối đi. Thay vì sử dụng những loại đèn không thích hợp này, Vee đã chọn đèn LS 300d để thay thế. Nguồn sáng này làm sáng đèn phía trên và giúp cho mặt của diễn viên nhìn đẹp hơn.
Một công dụng khác của đèn LS 300d là tạo ra một luồng ánh sáng bao quanh cho các cảnh quay. Trong phân cảnh văn phòng này, khi nhân vật đóng vai sếp tắt đèn trần trong văn phòng đi, ta vẫn cần có một nguồn sáng trên màn hình. Nguồn sáng còn lại trong văn phòng đó là ánh trăng và đèn bàn. Bạn cần lưu ý rằng, khi bạn mô phỏng ánh trăng, bạn không được tạo ra bất kỳ cái bóng nào.
Ánh sáng từ máy tính
Máy tính là một vật dụng không thể thiếu trong văn phòng. Tuy nhiên, cũng giống như đèn trần, ánh sáng phát ra từ máy tính không phù hợp cho việc quay phim. Nếu sử dụng đèn MC, bạn có thể loại bỏ được hiệu ứng chập chờn từ màn hình và loại đèn này cũng dễ điều khiển hơn.
Có một vấn đề khi sử dụng những đèn này là nếu có các mặt kính ở đó, chúng sẽ để lại bóng. Nhưng nếu thiết kế sản xuất của bạn cho phép, việc che những cái bóng đó đi là không khó. Trong video này, các máy tính trong văn phòng đã che đi những cái bóng đó.
Chiếu sáng liên tục
Khi dàn dựng luồng ánh sáng bao quanh, hãy để ý xem mức độ chúng hắt vào các diễn viên là bao nhiêu. Chẳng hạn như, ánh sáng phát ra từ đèn bàn ở văn phòng nên phản chiếu nhẹ vào những chiếc máy tính ở khu vực làm việc chung. Chìa khóa cho bạn là hãy luôn duy trì sự thống nhất!
Hiệu ứng ánh sáng
Khi bạn nén phông nền của một cảnh quay lại, nó tạo ra hiệu ứng bokeh và đưa các ánh sáng chói vào trong khung hình. Trong video, khi một hacker làm việc trên máy tính của văn phòng, các ánh đèn thành phố lấp lánh hiển thị lên phông nền. Để giữ cho độ phơi sáng tổng thể của căn phòng được thống nhất, Vee đã sử dụng ánh sáng từ đèn MC kết hợp với đèn Nova P300c để mô phỏng cả ánh trăng và ánh sáng bao quanh trong căn phòng.
Nếu bạn là một đạo diễn hình ảnh, bí quyết chiếu sáng của riêng bạn là gì? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận nhé!